kiến trúc biệt thự
Kinh nghiệm xây nhà trọn gói phần thô năm 2022, part 1

Phần thô được xem là “khung xương” giúp nâng đỡ và bao quát toàn bộ căn nhà. Do đó, xây nhà trọn gói phần thô đóng vai trò quan trọng quyết định đến độ bền đẹp của toàn bộ công trình.

“Sai lệch trong một công đoạn ở xây dựng phần thô cũng có thể làm sai lệch đến thiết kế tổng thể, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến độ vững chắc của toàn bộ kiến trúc.”

Dr. Việt chia sẻ.
xây nhà trọn gói phần thô một cách chuyên nghiệp
Xây nhà trọn gói chuyên nghiệp từ xây nhà trọn gói phần thô đến hoàn thiện nội thất

Xây nhà trọn gói phần thô là gì?

Xây nhà trọn gói phần thô là quá trình thi công hệ thống khung kết cấu bê tông cốt thép, hệ thống tường bao, tường ngăn chia của căn nhà. 

Vậy xây nhà trọn gói phần thô như thế nào là đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật?

Khi xây nhà trọn gói phần thô cần chú ý đến 5 thành phần cấu tạo nên 1 hệ khung nhà:

  • Bản sàn (nâng đỡ kiến trúc cũng như toàn bộ đồ vật trong nhà)
  • Cột nhà (phân bố sự chịu lực cho công trình kiến trúc)
  • Dầm nhà (kết nối và truyền lực xuống đầu cột)
  • Tường nhà (tường bao quanh và tường phân chia)
  • Cầu thang (giúp kết nối các tầng)

1. Thi công sàn nhà

1.1. Lắp đặt và tạo dựng cốt thép

Đảm bảo lắp ghép cốt thép đúng theo quy trình và yêu cầu kỹ thuật:

  • Chân cốt thép phải đảm bảo lắp đặt đúng vị trí và phải đảm bảo sự chắc chắn.
  • Kiểm tra kỹ càng hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn, và độ kín để đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị mất nước.
  • Kiểm tra cốt thép, dàn giáo, và dàn thao tác. Sử dụng các ván gỗ để làm sàn công tác.

1.2. Lắp dựng ván khuôn

Lắp ván khuôn sàn chuyên nghiệp trong dịch vụ xây nhà trọn gói phần thô
  • Ván khuôn sàn được thi công cùng lúc với dầm. Thành của cốt pha, dầm sẽ dùng để kê mép của cốt pha sàn. Pan sàn thả bằng xà gồ 40×80, gỗ cách khoảng 450mm. Pan sàn được chống bởi thanh chống đứng và hệ dàn giáo.
  • Chân của hệ thống chống đỡ phải được gia cố bằng ván hoặc nền phải được lu đầm kĩ trước khi chống. Vì trường hợp, sàn có thể bị lún trong quá trình đổ bê tông, nếu gặp trời mưa sẽ làm hỏng nền đất chống. Điều này dẫn đến một phương án phụ để khắc phục tình trạng trên.
  • Cốt pha sàn: Kiểm tra độ võng, cao độ của đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.

1.3. Đổ bê tông sàn:

  • Trong xây nhà trọn gói phần thô, cần chú ý đến đổ bê tông sàn. Bê tông thi công sàn phải có mặt cắt rộng ngang rộng, chiều dày nhỏ hơn. Do đó, không cần cốt thép khung và đai. Chiều dày của sàn thường là 8cm – 10cm, không yêu cầu chống thấm như bê tông mái. Và được đổ theo hướng giật lùi, thành một lớp, tránh hiện tượng phân tầng.
  • Mặt sàn thường được chia thành từng dãy để đổ bê tông, mỗi dãy rộng từ 1 đến 2 mét. Đổ đúng quy trình từng dãy, xong dãy này rồi mới đến dãy tiếp theo. Khi đổ bê tông gần đền dầm chính, thì phải đổ bê tông dầm chính trước. Đổ bê tông vào dầm đến cách mặt trên cốp pha khoảng 5cm – 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn.

Lưu ý:

Đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu của công trình. Đổ bê tông từ vị trí xa nhất tới vị trí tiếp nhận nguyên liệu, lùi dần về vị trí ngắn hơn. Và tránh không để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo các mặt vách hộp cốp pha.

2. Thi công cột nhà

2.1. Xác định tim cột

Trong kinh nghiệm xây nhà trọn gói phần thô, xác định tim cột cũng là 1 trong những điều cần lưu ý. Để định vị được tim cột, và các mốc đặt ván khuôn, các kỹ sư sẽ dùng hai máy đo kinh vĩ đặt theo hai phương vuông góc. Sau đó đánh dấu lại để đội ngũ thi công có thể biết chính xác.

Lắp ván khuôn cột đúng kỹ thuật trong dịch vụ xây nhà trọn gói phần thô

2.2. Lắp dựng cốt thép

Yêu cầu:

  • Cốt thép được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí.
  • Cốt thép phải sạch, không han gỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ.
  • Khi gia công cốt thép cần chú ý không được làm thay đổi tính chất cơ lí của sắt thép.

Lắp dựng cốt thép:

Thông thường trong kinh nghiệm xây nhà trọn gói phần thô, chúng tôi thấy rằng, cốt thép sẽ được gia công trước khi dựng, cắt ghép theo đúng hình dạng đã được thiết kế, và đặt theo từng chủng loại. Sau đó được buộc thành bó để thuận lợi cho việc di chuyển đến vị trí cần lắp đặt.

Quá trình buộc thép phải được làm trước khi ghép ván khuôn. Cốt thép đứng sẽ được cột bằng dây thép mềm d= 1mm. Các khoản nối phải đúng yêu cầu kỹ thuật. Phải dùng tới các con kê bằng bê tông để đảm bảo vị trí và chiều dày cho lớp bảo vệ cốt thép.

Một mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn. Và không quá 50% với thép có gờ. Chiều dài nối buộc sẽ theo tiêu chuẩn TCVN 4453-95, và không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.

Cốt thép được lắp dựng phải đảm bảo:

  • Các bộ phận lắp dựng trước không được gây ảnh hưởng đến các bộ phận lắp dựng sau.
  • Phải có biện pháp giữ vững vị trí cốt thép, đảm bảo không bị biến dạng trong quá trình thi công.
  • Sau khi buộc xong cốt đai, cố định tạm, vá lắp ván khuôn cột.

2.3. Lắp dựng ván khuôn cột

  • Ván khuôn cột thường được sử dụng là ván gỗ, ván thép tấm.
  • Ván khuôn có thể lặp, và tháo rời từng mảng, từng mặt cột. Có thể được dựng thủ công hoặc dùng máy mốc để lắp ghép.
  • Kiểm tra điều chỉnh vị trí ván khuôn bằng máy kinh vĩ hoặc quả dọi.
  • Định vị bằng các cây chống xiên hoặc dây neo.

2.4.  Đổ bê tông cột

  • Đưa bê tông vào khối, có thể đổ qua cửa hoặc đổ thông qua máng.
  • Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m
  • Đầm được đưa vào trong theo phương hướng thẳng đứng, sử dụng đầm dùi, chiều sâu của mỗi lớp bê tông khi đầm từ 30cm – 50cm, thời gian đầm từ khoảng 20s – 40s. Trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.

Lưu ý:

  • Với kết cấu có cửa, khi đổ đến cửa, phải bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.
  • Khi đổ bê tông cột, do các vật liệu to thường ứ đọng dưới chân cột, nên sẽ có trường hợp bị rỗ. Để tránh trường hợp này, ta có thể áp dụng trước khi đổ bê tông, ta nên đổ một lớp xi măng dày từ 10cm – 20cm.

2.5. Tháo dỡ ván khuôn

  • Tháo dỡ ván khuôn một cách cẩn thận, tránh làm vỡ các kiện và kết cấu bên trong. Thời gian tối thiểu để có thể tháo dỡ ván khuôn là 36h – 48h.
  • Sau khi tháo dỡ, phải tiến hành bảo dưỡng trong vòng 2 – 4 ngày để đảm bảo chất lượng của bê tông.
Thông tin liên hệ
TƯ VẤN NGAY
Tư vấn ngay
TƯ VẤN BÁO GIÁ NHANH DỊCH VỤ TẠI VIETQUOCHOME

[forminator_form id=”14502″]