kiến trúc biệt thự
Phong Cách Indochine, Sự Giao Thoa Bản Sắc Đông Dương

Phong Cách Indochine, Sự Giao Thoa Bản Sắc Đông Dương

Là một trong những phong cách thiết kế không bao giờ lỗi thời theo dòng chảy thời gian, phong cách Indochine mang trong mình vẻ đẹp của sự giao thoa giữa nền văn hóa châu Âu cùng một chút hoài niệm của kiến trúc Đông Nam Á. Do sự thể hiện mạnh mẽ của các đường nét đậm chất phương Đông nên Indochine được ứng dụng khá rộng rãi ở khu vực này, trong đó có Việt Nam.

Khởi nguồn từ kiến trúc Pháp cổ điển, phong cách Indochine đã trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, nhưng Indochine vẫn rất kiên cố và giữ được cho mình một sự tinh tế, hoài cổ đến lạ kỳ. Đọng trong đó là một chút lãng mạn của văn hóa phương Tây, một điều có thể xem là linh hồn của phong cách đậm chất Đông Dương này.

Phong cách Indochine, tinh túy của sự giao thoa bản sắc văn hóa

Indochine là một sự kết hợp hùng vĩ của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Với lối kiến trúc tân cổ điển của nước Pháp vào những năm đầu của thế kỳ 20 giao thoa với sự mộc mạc và tối giản của những đất nước phía Đông, phong cách Indochine dần cho thấy sự ảnh hưởng của mình đến với kiến trúc thế giới.

Tính thẩm mỹ và hiện đại của Indochine càng được đẩy lên cao hơn khi phong cách này được ứng dụng vào thiết kế nội thất. Ta có thể nhìn thấy sự cổ điển, mộc mạc, một chút tinh giản nổi bật giữa những kết cấu thiết kế đồ sộ, hiện đại nhưng không kém phần độc đáo. Chắc hẳn khi ai tìm hiểu về phong cách nội thất đặc biệt này sẽ đều bị thu hút bởi nét gần gũi và đầy giản dị đặc trưng của nó.

Nguồn gốc: Indochine có nguồn gốc từ tiếng Pháp với ý nghĩa là “Đông Dương” – một bán đảo thuộc khu vực Đông Nam Á. Bao gồm các quốc gia: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar và một phần của Campuchia. Đây là khu vực thuộc quyền cai trị của Thực dân Pháp trong những năm 1839 – 1954. Trong suốt thời gian xâm lược các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách “đồng hóa”.

Áp đặt các thay đổi về chính trị và văn hóa đối với nước ta. Do đó, trong khoảng thời gian này, người Việt chịu ảnh hưởng của Pháp về nhiều mặt, từ ẩm thực, thời trang, tôn giáo cho đến kiến trúc. Cũng vào thời gian này, phong cách Indochine được kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard tiếp nhận và áp dụng vào kiến trúc Việt Nam.

Nguồn: Internet

Kiến trúc Indochine được thể hiện ở nhiều công trình trên khắp đất nước ta. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến: Nhà Hát lớn, Tòa thị chính Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao, Dinh độc lập, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Nhà thờ Đức Bà,…..

Xem thêm: Phong cách thiết kế chiết trung.

Đặc điểm của phong cách Indochine

Màu sắc trung tính

Phong cách thiết kế Đông Dương chủ yếu sử dụng trong thiết kế là các gam màu trung tính như: trắng, vàng, xanh lá mạ, nâu,… Kết hợp cùng các màu sắc của các chất liệu của nội thất mang phong cách Indochine chủ yếu là tre, gỗ, gạch, mây,…. tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Ngoài ra, một số công trình cũng sử dụng các gam màu nhiệt đới, ấm nóng như màu tím, đỏ hoặc cam để tạo nên sự phá cách.

Chất liệu chủ yếu

Indochine không đòi hỏi về chất liệu thiết kế, nhưng để toát lên được linh hồn của nó thì những vật liệu tốt phù hợp nhất luôn được ưu tiên.

Gỗ là chất liệu chính cho những thiết kế theo phong cách Đông Dương này. Gỗ cũng sẽ được chọn lọc kỹ càng trước khi đưa vào thiết kế. Như gỗ ở cửa sẽ khác với gỗ ở trần nhà, mái nhà, sàn nhà,… Độ bóng hay màu sắc của gỗ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong ngôn ngữ thiết kế này. Gỗ cũng là thành phần chủ yếu của những đồ nội thất chiếm diện tích như bàn ghế, tủ, kệ.

Tiếp đến là tre, một vật liệu có thể nói là gắn liền với dân tộc ta. Tre cũng như gỗ khi được đưa vào loại vật liệu thô, tạo cho chúng một cái nhìn mộc mạc và gần gũi nhất. Tre thường được dùng làm vách ngăn, bàn ghế, rèm cửa hay đồ trang trí cũng rất thanh thoát.

Với hoa văn đa dạng và tinh xảo, gạch bông kích thước nhỏ thường rất được ưa chuộng trong phong cách Indochine. Gạch bông là vật liệu tinh tế đầy sang trọng nhưng không hề bị lệch với tổng thể. Ngược lại gạch bông là nguyên tố chính tạo nên điểm nhấn cho toàn bộ bức tranh hoài cổ này.

Đồ dùng trang trí

Phong cách Indochine đòi hỏi gia chủ phải thật tinh ý khi chọn đồ dùng trang trí cho ngôi nhà. Dưới đây là một số gợi ý cho trưng bày trang trí trong nhà

Tranh sơn dầu và phù điêu

Những bức tranh sơn dầu với màu sắc trong trẻo, tươi sáng, có độ bóng nhẹ rất phù hợp với không gian thiết kế của phong cách Indochine. Gia chủ có thể thoải mái lựa chọn hình ảnh cũng như phối màu của bức tranh cho phù hợp với nơi đặt chúng. Thường tranh sơn dầu được trang trí trong phòng khách, cầu thang, chiếu nghỉ, phòng ngủ.

Phù điêu là sản phẩm được tạo tác thủ công chủ yếu từ vật liệu gỗ nên đây cũng được xem là một loại đồ trang trí cực kỳ phù hợp với Indochine. Phù điêu cũng có thể lựa chọn những biểu tượng như trong văn hóa phật giáo, kỳ lân, hoa sen, cây bồ đề,…

Dùng hoa văn và họa tiết truyền thống

Hoa văn là những thứ gợi lên được sự hoài cổ mạnh mẽ nhất trong phong cách Indochine. Bên cạnh đó, hoa văn cũng tạo nên được tính thẩm mỹ rất cao với những đường nét kỷ hà từ thời Đông Sơn cho đến An Nam với những hình tĩnh vật, hình khối,…

Ngày nay, các họa tiết hoa văn dần được cá nhân hóa nhiều hơn dựa trên sở thích và phong cách của mỗi người. Điều này đã góp phần duy trì và phát triển sự đa dạng của Indochine ngày một mạnh mẽ hơn.

Trên đây là bài viết về phong cách kiến trúc nội thất Đông Dương và những đặc điểm cơ bản của nó. Hy vọng bài viết này đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích về Phong cách Indochine.

Xem thêm: Phong cách Minimalism.

Xem thêm các sản phẩm nội thất thông minh tại: iotsmartlife

Để được tư vấn về các phong cách thiết kế nội thất, xây dựng, bạn có thế liên hệ theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ miễn phí.

Thông tin liên hệ
TƯ VẤN NGAY
Tư vấn ngay
TƯ VẤN BÁO GIÁ NHANH DỊCH VỤ TẠI VIETQUOCHOME

[forminator_form id=”14502″]